Các bài phóng sự điều tra của báo Tuổi trẻ trong tháng 8 năm 2022 đã cho thấy các thủ thuật biến hoá rau “thường” thành rau “sạch” và bán với giá cao đang diễn ra hằng ngày ở các siêu thị bằng cách này hay cách khác. Mặc dù một số ít siêu thị bị bóc “phốt” nhưng thực sự có phải đó chỉ là “những con sâu làm rầu nồi canh” không? Hay là một mô hình kinh doanh ngầm cho tất cả.

Thông tin chao đảo trong thời gian qua vẫn đang được các cơ quan chức năng làm việc để xem xét các trách nhiệm về quản lý nhà nước, về đơn vị kinh doanh. Nhưng trên hết đó sức khoẻ và tính mạng người dân khi ăn phải các thực phẩm kém chất lượng – thực phẩm “bẩn”, vì vậy câu hỏi đặt ra ở đây rằng là rồi ai sẽ tuyên truyền đúng cho người dân trong việc lựa chọn thực phẩm, cũng như “đạo đức kinh doanh” tối thiểu của các doanh nghiệp có tồn tại không?

Phóng viên đã tìm đến Viện Khoa học Kỹ thuật Hạ tầng và Môi trường (SIIEE) nơi từng công bố một nghiên cứu về sản phẩm nước rửa rau, củ, quả để tìm hiểu thêm về các vấn đề thực phẩm bẩn và giải pháp an toàn cho các gia đình.

Tiếp chúng tôi là Viện sĩ Lê Anh Tuấn – Viện phó Viện SIIEE, ông cho biết: “Rau bẩn là rau chứa những chất độc hại như vi khuẩn, hoá chất độc hại từ phân bón, thuốc trừ sâu, chất kích thích tăng trường, kim loại nặng và chất bảo quản, chúng có khả năng ảnh hưởng tới sức khỏe của con người, nguy cơ cao về hệ tiêu hoá hay thậm chí là ung thư”.

Rất nhiều các khảo sát thực tế ngẫu nhiên về mẫu rau bán trên thị trường đều có kết quả phân tích vượt các chỉ tiêu cho phép. Viện Nghiên cứu y tế Trung Ương xét nghiệm 96 mẫu rau lấy từ chợ Hoàng Liệt và 118 mẫu rau lấy từ chợ Long Biên phân tích các chỉ tiều về coliform và vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy như cryptosporidium, giardia, crylospora đều cho kết quả vượt quá mức giới hạn cho phép của Tổ chức Y tế Thế giới nhiều lần.

Ông cũng chỉ ra nguyên nhân của việc rau bẩn đang ngày càng nhiều đó là do nhu cầu ngày càng cao khi dân số và mức sống tăng lên, diện tích đất canh tác thì bị thu hẹp do tốc độ đô thi hoá, công nghiệp hoá, do ô nhiễm môi trường nước, khí và đất.

Được biết Viện SIIEE trong nhiều năm qua vẫn luôn chú trọng vào các giải pháp để giúp người dân hạn chế sự độc hại về việc sử dụng thực phẩm bẩn, phóng viên đã đặt ra nhiều câu hỏi và nhận được sự lý giải cặn kẽ của nhà khoa học.

Viện sĩ Lê Anh Tuấn đã chia sẻ về cách quan sát khi mua rau như sau:

Thứ nhất là các bạn nên quan sát rau khi mua, các rau sạch sẽ có màu nhạt và tươi hơn, còn rau bẩn sẽ có màu đậm, hơi tối do các hoá chất bị ô xi hoá.

Thứ hai quan sát đến thân và lá, rau sạch chúng thường nhỏ. Ngược lại, thân và lá rau bẩn đều to xum xuê trông rất hấp dẫn vì chúng chứa đựng thuốc kích thích tăng trưởng.

Thứ ba là ở rau sạch thường có những lỗ li ti trên thân và lá do tình trạng bị sâu ăn. Tuy nhiên những lỗ này không hề ảnh hưởng đến mùi vị, dinh dưỡng hay sức khỏe. Ở rau bẩn thường trông toàn diện, đẹp mắt hơn vì nó chứa hơn 20 loại hóa chất để diệt sâu, dù đẹp nhưng nó tiềm ẩn khá nhiều nguy hiểm cho sức khoẻ.

Ông tiếp tục chia sẻ cho chúng tôi về việc sử dụng anolyte trung tính A7 như sau:

Đề có thể chủ động làm sạch rau, củ, quả khi mua ở chợ về thì Viện SIIEE đã nghiên cứu ra một loại dung dịch điện hoá từ muối ăn (NaCl) thành một dạng hoạt chất an toàn cho người và môi trường có tên là anolyte trung tính A7. Sử dụng rất đơn giản là ngâm thực phẩm với dung dịch A7 pha theo tỷ lệ 1/10 trong thời gian 10 phút rồi lấy ra để ráo và nấu.

 

Với tích chất là một dung dịch có tính chất ô xi hoá mạnh với hàng loạt các gốc dưới dạng ion phân tử có hoạt tính mạnh như HOCl, CLO-, HO, HO2, HO2, 1O2, O3, O, Cl•… Trong đó, ở trạng thái cân bằng, tức pH của dung dịch bằng 7, hàm lượng HOCl và ion ClO- đạt giá trị cao nhất. Lúc này trong dung dịch anolyte trung tính tồn tại đồng thời cả HOCl và ClO-. Ngoài khả năng tiêu diệt vi khuẩn, vi rút cao, thì các hoạt tính mạnh của nó còn có thể phân huỷ nấm mốc và các chất bảo vệ thực vật ở dạng gốc hữu cơ bền.

Thêm nữa các phân tử của dịch Anoloyte A7 có kích thước nhỏ khoảng 0,5nm nên dễ dàng thấm sâu vào trong thân cây, lá để làm sạch từ bên trong.

Cuộc nói chuyện bổ ích với Viện sĩ, Ths. Lê Anh Tuấn đã giúp chúng tôi an tâm phần nào trước những vấn nạn vế thực phẩm bẩn hiện nay. Thông tin về sản phẩm xuất phát từ phòng nghiên cứu của một Viện nghiên cứu khoa học phần nào sẽ giúp ích cho những người dân từng nhẹ dạ cả tin vào thực phẩm “sạch” ở các siêu thị, đại siêu thị.

Hãy thật tỉnh táo tìm cách sử dụng thực phẩm an toàn cũng như tự bảo đảm an toàn thực phẩm cho chính gia đình mình bạn nhé!